Sử dụng kem chống nắng hàng ngày là bước quan trọng để chăm sóc và bảo vệ làn da luôn khỏe mạnh dưới tác hại của tia UV và môi trường. Tuy nhiên có rất nhiều người lầm tưởng về kem chống nắng và đang sử dụng chúng sai cách khiến loại sản phẩm này không phát huy được công dụng tuyệt vời vốn có, thậm chí gây ra những tai hại không đáng có cho người dùng.
Dưới đây là tổng hợp những sai lầm không ít người mắc phải về kem chống nắng, hãy xem bạn có đang mắc lỗi nào khi sử dụng chúng không nha:
7 lầm tưởng tai hại về kem chống nắng.
1. Không dùng kem chống nắng vào ngày mát trời
Đây là một trong những sai lầm lớn nhất về kem chống nắng không ít người mắc phải. Trên thực tế, bức xạ của tia cực tím (UV) và nhiệt độ không liên quan tới nhau, dù cả hai yếu tố này đều bắt nguồn từ mặt trời, sức nóng chỉ làm bạn khó chịu trong khi tia lại có thể gây ung thư da. Do đó, chúng ta vẫn có thể bị cháy nắng vào những ngày râm, nhiều mây.
Bên cạnh đó, tia UV không chỉ sinh ra từ ánh nắng mặt trời mà còn từ môi trường xung quanh. Ngay cả trong mùa đông, cường độ tia UV cũng không hề thay đổi, trong khi tầng Ozone – “Lớp áo giáp” bảo vệ khí quyển có xu hướng mỏng hơn thì mặt khác, làn da dễ trở nên nhạy cảm hơn trong mùa đông do không khí lạnh khô. Kem chống nắng không chỉ giúp da chống lại các tác hại của ánh nắng mà còn giúp da chống lại các nguy cơ tiềm ẩn từ tia UV ở các nguồn khác trong môi trường sống quanh chúng ta.
2. Ở trong nhà thì không cần bôi kem chống nắng
Việc sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài để tránh khỏi các tác hại từ ánh nắng mặt trời, nhất là tia cực tím và tia UV là không cần phải bàn cãi. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng tia UV không chỉ có trong ánh sáng mặt trời. Thậm chí ngay cả khi chúng ta đang ở trong nhà, tia UV từ bên ngoài vẫn có khả năng xuyên vào.
Theo Bác sĩ Lê Thái Vân Thanh, Trưởng khoa da liễu – Thẩm mỹ da, Bệnh viện đại học y dược Tp. Hồ Chí Minh, “tia UV có thể khúc xạ khi chiếu vào các mặt phẳng vật chất như kính, mặt nước, mặt đường nhựa,… Do đó, khi chúng ta ngồi trong phòng nơi có ánh sáng chiếu vào nhiều, vị trí ngồi làm việc gần cửa, gần mặt đường, gần vách kính thì làn da cũng sẽ bị tác động gián tiếp”. UV là loại tia bức xạ khá mạnh nên nó hoàn toàn có khả năng xuyên qua cửa kính, cửa sổ và gây hại cho làn da. Trong những năm gần đây, xu hướng thiết kế cửa kính đang rất được ưa chuộng, đặc biệt là tại các tòa nhà làm việc lớn. Tỷ lệ tia UV đi qua kính phục thuộc vào loại thủy tinh và chất phủ trên kính. Ví dụ, loại kính trong suốt cho phép 75% tia UVA xuyên qua, kính phản quang và kính màu cho phép 25 – 50% tia UVA đi qua. Các loại kính tốt nhất hiện nay cũng không thể cản được 100% tia UV.
Ánh sáng mặt trời không phải nguồn duy nhất phát ra tia UV. Tia UV còn có thể sinh ra từ các loại đèn trong nhà như đèn huỳnh quang, đèn tia cực tím, bóng đèn halogen,… Ngoài ra, sự tiếp xúc với ánh sáng từ màn hình công nghệ, đặc biệt là phổ ánh sáng xanh dương phát ra từ màn hình máy tính, điện thoại cũng gây ra các tác động tiêu cực cho làn da và sức khỏe thông qua tác động đến sự sản sinh các tế bào da gốc tự do. Dù năng lượng tia UV trong nhà hoặc ánh sáng có hại từ các thiết bị đèn và công nghệ có mức độ tác động đến da thấp hơn tác động trực tiếp từ ánh sáng mặt trời, tuy nhiên nếu không bảo vệ đúng cách thì qua thời gian tích lũy vẫn sẽ gây nên các vấn đề về da như lão hóa, viêm da, ban đỏ, thay đổi sắc tố da, mụn, da nhăn nheo mất khả năng đàn hồi, khô da, hay thậm chí là ung thư da. Đó là lý do mà các chuyên gia da liễu luôn khuyến cáo bôi kem chống nắng thường xuyên, ngay cả khi ở trong nhà.
Tia UV vẫn luôn tiềm ẩn gây hại cho da ngay cả khi bạn ở trong nhà.
3. Không dùng kem chống nắng phổ rộng khi ra ngoài
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại kem chống nắng với các chỉ số bảo vệ khác nhau. Kem chống nắng quang phổ rộng là từ SPF30-SPF50.
Ánh nắng mặt trời gây hại đến cơ thể là do các bức xạ cực tím (tia UV) trong mặt trời. Có 3 loại tia UV là UVA, UVB và UVC. Tuy nhiên tia UVC là tia cực tím yếu, hầu như không qua được tầng ozon để xuống trái đất, nên chỉ có tia UVA và UVB với những bước sóng khác nhau ảnh hưởng tới da và sức khỏe của con người. Thông thường tia UVB có bước sóng ngắn, nhưng có thể gây cháy nắng. Tia UVA có bước sóng dài hơn và nguy hiểm hơn, nó có thể xâm nhập vào da và làm tổn thương các mô sâu hơn.
Khi bạn hoạt động ngoài trời, khả năng tiếp xúc trực tiếp với tia UV từ ánh nắng mặt trời là rất cao. Các nhà khoa học cho rằng cháy nắng có thể làm thay đổi sự phân bố và chức năng của các tế bào bạch cầu ở người trong vòng 24 giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, khi tiếp xúc quá nhiều với bức xạ UV sẽ làm tăng ức chế gây hại cho hệ miễn dịch. Tình trạng này lặp đi lặp lại quá nhiều có thể gây ra tổn thương trầm trọng hơn cho hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Hoạt động ngoài trời làm tăng khả năng hấp thụ tia UV qua da, đặc biệt nếu bạn hoạt động trực tiếp dưới ánh nắng trong nhiều giờ liên tục. Kem chống nắng được khuyên dùng khi sử dụng ngoài trời nên là loại có quang phổ rộng, ít nhất là từ SPF30 trở lên. Tuy nhiên 1 loại Kem chống nắng SPF50 sẽ thích hợp hơn nếu bạn liên tục phải tiếp xúc với ánh nắng, đặc biệt trong khung giờ tia UV hoạt động với cường độ cao nhất – thời điểm từ 11 giờ trưa đến 3 giờ chiều.
Hãy bảo vệ da bằng kem chống nắng quang phổ rộng khi tham gia các hoạt động ngoài trời.
4. Chỉ số chống nắng càng cao thì càng tốt?
Đây là quan điểm sai lầm của rất nhiều tín đồ làm đẹp. SPF là thước đo số giờ trung bình làn da được bảo vệ khỏi sự tấn công của tia UVB. Không thể phủ nhận kem chống nắng có SPF càng cao thì khả năng lọc và ngăn chặn tia tử ngoại càng tốt. Nhưng trên thực tế chỉ cần SPF 30 đã có thể chống lại 96% UVB, SPF 50 chống lại 97-98% UV, SPF 60 chống lại 98,5%…
Điều đó đồng nghĩa mức độ chênh lệch không quá nhiều, sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 15 đến 30 cho ngày thường và SPF 50 cho những ngày ra biển hoặc hoạt động nhiều ngoài trời. Chỉ số SPF quá cao sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, làm da dễ tổn thương, kích ứng, tăng tiết dầu thừa dễ dẫn đến nổi mụn.
Bên cạnh đó, không có loại kem chống nắng nào có thể hạn chế 100% tác hại từ tia UV. Vì vậy ngay cả khi sử dùng loại kem chống nắng sở hữu chỉ số chống tia cực tím (SPF) hơn 100, bạn vẫn không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hàng giờ liên tục.
5. Da sẫm màu không cần dùng kem chống nắng
Một trong những lầm tưởng đã tồn tại thời gian dài là người có nước da ngăm đen không cần sử dụng kem chống nắng. Mỗi người có làn da và màu da khác nhau nhưng không có loại da nào là tuyệt đối an toàn dưới ánh nắng mặt trời. Lý do những người có làn da sẫm màu hiếm khi bị cháy nắng bởi sự gia tăng sắc tố trong da gọi là melanin. Người có sắc tố melanin càng cao thì da càng tối màu.
Melanin hấp thụ ánh sáng mặt trời, do đó, khi chúng càng có nhiều, cơ thể sẽ càng ít hấp thụ. Vậy nên trong chừng mực nào đó, bạn có thể gọi melanin như một chất chống nắng tự nhiên. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa da bạn sẫm màu thì không cần sử dụng kem chống nắng. Melanin hấp thụ một lượng ánh nắng mặt trời nhất định nên chỉ có thể bảo vệ da ở mức độ nhất định và bạn vẫn cần bôi thêm kem chống nắng để da được an toàn tối đa.
Kem chống nắng không chỉ giúp hạn chế việc cháy nắng làm đen da, nó còn bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại, giúp da luôn khỏe mạnh và chống lão hóa, cũng như ung thư da. Vì vậy, hãy luôn mang theo mình một lọ kem chống nắng bạn nhé.
Kem chống nắng là sản phẩm chăm sóc thiết yếu với tất cả mọi người.
Bên cạnh đó, nếu bạn đang muốn sở hữu một làn da bánh mật quyến rũ nhưng lại sợ rằng kem chống nắng khiến việc “đổi màu da” không được như ý? Đừng lo bởi ngay cả khi bạn muốn sở hữu làn da nâu thì việc bôi kem chống nắng jhoong bao giờ là thừa. Bất kể bạn muốn có làn da nâu đến đâu, bạn vẫn phải bôi kem chống nắng để bảo vệ da khỏi những tia tử ngoại có hại trong ánh nắng mặt trời, ngăn chặn những vấn đề nghiêm trọng về da sau này như lão hóa và đáng sợ hơn là ung thư da.
6. Chỉ cần thoa kem chống nắng một lần/ngày
Hãy xem kem chống nắng như lớp màng bao phủ trên khuôn mặt. Lớp màng này sẽ bị phá khi bạn hoạt động nhiều dưới ánh nắng mặt trời và tiết dầu. Đối với da khô, kem chống nắng có thể kéo dài khoảng 2 giờ nhưng chỉ giữ được trong 40-80 phút với da dầu. Để tiện lợi hơn, bạn nên sử dụng chống nắng dạng phun sương hoặc phấn phủ để không làm mất đi lớp trang điểm.
Tác dụng của kem chống nắng sẽ giảm dần theo thời gian và giảm nhanh hơn khi bạn hoạt động trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời liên tục. Vì vậy hãy luôn bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ để hiệu quả chống nắng luôn đạt được tối ưu, đặc biệt khi bạn phải ra ngoài, đổ mồ hôi hoặc chơi các môn thể thao dưới nước.
7. Bôi kem chống nắng làm thiếu hụt Vitamin D của cơ thể
Vitamin D là loại khoáng chất thiết yếu cho cơ thể và chúng ta sử dụng tia UV như một phương pháp có sẵn trong tự nhiên để hấp thu chúng, và tất nhiên, nhiệm vụ của kem chống nắng là chống tia UV. Về mặt lý thuyết, chỉ khi bạn chống nắng “toàn thời gian” thì việc hấp thụ vitamin D mới bị cản trở.
Trong thực tế, kem chống nắng sẽ bị giảm hiệu quả dần vì mồ hôi, quần áo, thời gian hoạt động của chúng và 80% chúng ta đều quên thoa lại. Vậy nên, các nàng không cần quá lo lắng về việc thiếu hụt chất dinh dưỡng chỉ vì bảo vệ bản thân khỏi tác hại tia cực tím. Theo các nhà nghiên cứu, 10-30 phút sưởi nắng đã có đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó nếu lượng VItamin D cơ thể bạn thiếu hụt quá nhiều, hãy tìm phương pháp khác để bổ sung Vitamin D cho cơ thể và nghe lời khuyên từ bác sĩ bạn nhé.
Bôi kem chống nắng hàng ngày để làn da luôn được khỏe mạnh.
Kem chống nắng là sản phẩm chăm sóc da vô cùng phổ biến, tuy nhiên hãy hiểu và sử dụng đúng cách để luôn được bảo vệ an toàn. Bạn có còn lầm tưởng nào khác về kem chống nắng cần được giải đáp không? Hãy chia sẻ ngay với chúng tôi trên Fanpage Altruist Sunscreen Vietnam nhé.