Cẩm Nang

Da bé bị cháy nắng: Cha mẹ cần phải làm gì?

Ánh nắng mặt trời dễ làm tổn thương làn da nhạy cảm của bé. Da của bé bị cháy nắng sẽ làm bé khó chịu, bứt rứt nhưng chẳng thể diễn tả bằng lời. Vì thế ba mẹ cần nhận biết những dấu hiệu cũng như cách điều trị làm dịu làn da bé nhanh chóng, kịp thời. Vậy khi bé bị cháy nắng ba mẹ cần làm gì? TÌm hiểu cùng Altruist Vietnam ngay nhé!

Cháy nắng là hiện tượng gì?

Cháy nắng xảy ra khi da của bé tiếp xúc với quá nhiều tia cực tím (UV) của mặt trời. Điều này khiến biểu bì của trẻ xuất hiện phản ứng viêm. Hiện tượng này giống như khi bạn chạm tay vào bề mặt nóng. Trong vòng 4 đến 6 giờ đầu tiên sau khi tiếp xúc với tia cực tím, da của bé sẽ có những vết đỏ ở vị trí cháy nắng. Nếu trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu hơn, vết cháy sẽ bắt đầu trong 12 giờ đầu và gây đau.

Da của trẻ dễ bị tổn thương bởi tia UV, ngay cả khi trẻ có làn da ngăm đen bẩm sinh. Đặc biệt là trẻ sơ sinh, cực kỳ dễ bị bỏng bởi lẽ giai đoạn này, da của bé còn mỏng. Vì thế, khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, da của trẻ có nguy cơ bị tổn thương.

Làn da mỏng của bé khiến bé dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của tia UV

Trẻ cũng không có nhiều sắc tố melanin như người lớn. Sắc tố này có vai trò bảo vệ chống lại tia nắng mặt trời một cách tự nhiên. Tình trạng cháy nắng ở trẻ em là trường hợp do bé tiếp xúc với tia UV từ ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, nhưng cơ thể lại không kịp sản sinh sắc tố Melanin để bảo vệ làn da. Theo các chuyên gia, hai loại tia UVA và UVB trong tia cực tím là tác nhân chính khiến cho da bị cháy nắng

Những dấu hiệu trẻ bị cháy nắng

Hầu hết các vết cháy nắng không cần điều trị. Nhưng bạn cần nhận biết liệu bé có bị bỏng do cháy nắng hay không.

Đầu tiên, vết cháy nắng có màu nóng, đỏ. Sau đó, trẻ có thể cảm thấy khó chịu. Các dấu hiệu cháy nắng thường xuất hiện từ sáu đến mười hai giờ sau khi tiếp xúc. Và cảm giác khó chịu nhất là trong 24 giờ đầu tiên. 

Triệu chứng vệt đỏ ban đầu của cháy nắng

Mặt khác, vết cháy nắng bị phồng rộp hoặc gây ra bất kỳ triệu chứng nào sau đây ba mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay:

  • Sốt hoặc ớn lạnh.
  • Trẻ có vẻ đừ, kém vận động hoặc hôn mê.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Tình trạng khó chịu chung, kích thích hoặc cảm thấy không khỏe.

Đây có thể là dấu hiệu cho thấy con bạn bị mất nước do bị say nắng. Do vậy, trẻ cần được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, việc thường xuyên để làn da bị cháy nắng sẽ còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiềm ẩn về da ở trẻ. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, tình trạng cháy nắng thúc đẩy sự phát triển của các gốc tự do, kích thích hình thành các khối u ác tính. 

Da bé bị cháy nắng phải làm sao?

Làm mát vết cháy nắng

Bạn có thể làm dịu vết cháy nắng của trẻ bằng khăn ẩm, mát, chườm thường xuyên nếu cần. Bạn cùng có thể tìm tới các biện pháp làm mát từ nguyên liệu thiên nhiên như nha đam. Gel nha đam thường được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm dưỡng da da. Gel tự nhiên giúp nhanh chóng làm dịu các vết cháy nắng trên da.

Lô hội - biện pháp giúp làm mát vùng da cháy nắng an toàn 

Sau khi trẻ bị cháy nắng, cha mẹ nên cho bé uống nhiều nước lọc, hoặc có thể thay thế bằng nước ép trái cây để bù đắp lại phần nước đã bị hao hụt. Nước ép trái cây không chỉ bổ sung điện giải cho bé, mà còn cung cấp nhiều dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng. 

Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

Ba mẹ nên cho trẻ ngồi ở những nơi râm mát, mang ô ngăn tia cực tím, đặc biệt là tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều vì đây là khi ánh nắng mặt trời mạnh nhất.

Be mẹ nên cho bé trong bóng râm hoặc che chắn kĩ cho bé khi đi ra ngoài

Việc sử dụng kem chống nắng là tối quan trọng. Trẻ nên được thoa kem chống nắng vào cả những ngày ít nắng. Lưu ý rằng, kem chống nắng chỉ dùng cho bé trên 6 tháng tuổi. Chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên để chống lại tia UVA và UVB. Đồng thời, bạn nhớ thoa kem sau mỗi 90 phút. Đặc biệt, trẻ cần được thoa thường xuyên hơn nếu con bạn vừa bơi lội hoặc đổ mồ hôi nhiều.

Gợi ý sản phẩm: Kem chống nắng Altruist Dermatologist Family Sunspray SPF50

Altruist Family Sunspray SPF50 có chỉ số chống nắng vượt tiêu chuẩn EU với SPF 50, PPD 48, mang lại khả năng bảo vệ quang phổ rộng chống lại bức xạ UVA và UVB. Cơ chế dạng xịt kích hoạt kiểu mới, đảm bảo dễ dàng áp dụng cho cả những phần khó tiếp cận nhất trên cơ thể.

Sản phẩm có thể sử dụng với mọi loại da, đặc biệt phù hợp với làn da khô, da nhạy cảm, da có vấn đề về bệnh lý như bệnh bạch tạng, lupus ban đỏ,... Dùng được với trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên.

Đưa bé đến cơ sở khám chữa gần nhất

Cháy nắng ở trẻ em dưới 12 tháng tuổi, phụ huynh cần đưa bé đến bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt. Bởi lẽ, ở độ tuổi này, làn da của bé còn rất mỏng manh và non nớt, dễ bị thương tổn nghiêm trọng khi cháy nắng.

Đối với các bé lớn hơn 1 tuổi, nếu sau khi bị cháy nắng, trẻ xuất hiện các triệu chứng như ớn lạnh, ngất xỉu, phồng rộp mụn nước, sưng tấy, đau nhức,... thì cha mẹ cũng nên đưa bé đi bệnh viện ngay.

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được câu hỏi “Da bé bị cháy nắng phải làm sao?”. Chăm sóc da bé bị cháy nắng đặc biệt cần sự kịp thời và hiệu quả. Ba mẹ nên lưu ý làm mát, sử dụng kem dưỡng ẩm đều đặn cho bé trong mùa hè này nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *