Phân biệt các loại mụn và cách phòng tránh
Mụn trên mặt có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có nguyên nhân và phương pháp điều trị riêng. Hiểu rõ về nguyên nhân khiến da bị tổn thương chính là cách tốt nhất để khắc phục tình trạng da bị mụn, giúp da khỏe mạnh hơn. Cùng Altruist Vietnam tìm hiểu các loại mụn trên mặt, cách phân biệt, nguyên nhân và cách điều trị nhé!
Mụn là gì? Nguyên nhân gây mụn
Mụn là những nốt nổi cộm trên da với nhiều kích thước khác nhau. Đây là tình trạng da liễu thường gặp ở mọi lứa tuổi, chủ yếu hình thành ở vùng mặt. Các loại mụn trên mặt bao gồm: mụn đầu đen, đầu trắng, mụn cám, mụn ẩn, mụn mủ, mụn sưng viêm,… Mỗi loại mụn đều sẽ có những dấu hiệu đặc trưng khác nhau.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các loại mụn trên mặt. Dưới đây là một số nguyên nhân gây mụn chủ yếu:
- Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt là ở giai đoạn tuổi dậy thì, mang thai, tiền mãn kinh,…
- Sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn P. Acnes (Propionibacterium Acnes), Demodex.
- Thói quen ăn thực phẩm cay nóng, uống cà phê, ăn nhiều thực phẩm chứa carbohydrate như nước ngọt, trà sữa, bánh mì ngọt, khoai tây chiên, bánh kẹo,… sẽ kích thích hình thành các loại mụn trên mặt và cả mụn lưng.
- Chăm sóc da sai cách: vệ sinh da không kỹ, không tẩy da chết định kỳ, không sử dụng kem dưỡng ẩm đầy đủ,…
- Thường xuyên trang điểm, lạm dụng mỹ phẩm, sử dụng sản phẩm kém chất lượng.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc chứa corticosteroid, testosterone, lithium,…
Phân biệt các loại mụn thường gặp
Nhóm mụn không viêm
Mụn trứng cá không viêm, dễ dàng xuất hiện rộng khắp các vùng trên cơ thể như lưng, vai, ngực, cổ và chủ yếu tập trung trên mặt… Mụn có thể phát triển thành các dạng khác nhau như mụn cám, mụn bọc có mủ hay mụn nang. Tuy hiện nay, đã có nhiều phương pháp chữa trị mụn trứng cá nhưng vẫn gây rất nhiều sự bất tiện về thẩm mỹ.
Mụn đầu đen
Đặc điểm, dấu hiệu nhận biết: mụn đầu đen là một trong các loại mụn trên mặt thường gặp nhất, không gây sưng hoặc viêm nhiễm. Phần nhân mụn nhô lên khỏi bề mặt, dễ tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài môi trường, dẫn đến oxy hoá và chuyển sang màu đen. Kích thước mụn rất nhỏ, chỉ dao động từ 1 – 2mm.
Vị trí mụn: mụn đầu đen ở mũi, trán, cằm và hai bên má.
Nguyên nhân Mụn đầu đen hình thành do dầu thừa, tế bào chết, bụi bẩn không được làm sạch hoàn toàn, tích tụ làm bít tắc lỗ chân lông.
Mụn đầu trắng
Đặc điểm, dấu hiệu nhận biết: Mụn đầu trắng là loại mụn thường xuất hiện dưới dạng các nốt trắng nhỏ dưới/ trên bề mặt da, kích thước chỉ dao động từ 1 – 2mm và không gây đau.
Vị trí mụn: Mụn đầu trắng chủ yếu hình thành ở vùng mũi, trán, má, cằm,…
Nguyên nhân Mặt nổi mụn trắng nhỏ do lỗ chân lông tích tụ quá nhiều bụi bẩn, tế bào chết và không thông thoáng. Mụn đầu trắng có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng chủ yếu là trong giai đoạn tuổi dậy thì, mang thai, người có thói quen thức khuya, căng thẳng thường xuyên,…
Mụn ẩn
Khái niệm: Mụn ẩn là mụn nằm ẩn dưới da nên khó nhận thấy bằng mắt thường. Mụn ẩn cũng là một dạng của mụn trứng cá, không gây đau nhưng khiến làn da trở nên sần sùi, thô ráp.
Cách nhận biết: Bạn có thể phân biệt các loại mụn khác với mụn ẩn qua những dấu hiệu sau:
- Mụn nằm dưới da, không viêm sưng
- Mụn kích thước nhỏ, mọc thành đám, có xu hướng lan rộng
- Vùng da có mụn khi sờ vào có cảm giác sần sùi.
Vị trí thường xuất hiện: Mụn ẩn thường xuất hiện nhiều ở trán, 2 bên má, quai hàm và quanh miệng.
Nguyên nhân:
- Rối loạn nội tiết tố
- Lỗ chân lông to
- Lạm dụng mỹ phẩm, sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc
- Chế độ sinh hoạt, ăn uống không khoa học
- Suy giảm chức năng giải độc của cơ thể.
Mụn cám
Khái niệm: Mụn cám là mụn trứng cá thể nhẹ, không gây viêm hay đau nhức. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, mụn cám có thể phát triển thành các loại mụn khác như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, thâm chí là mụn viêm.
Cách nhận biết: Dưới đây là một số đặc điểm của mụn cám:
- Mụn nhỏ li ti màu trắng đục
- Không chứa mủ, sưng đỏ hay đau nhức
- Thường mọc thành từng đám, khiến da sần sùi
Vị trí thường xuất hiện: Mụn cám tập trung nhiều nhất ở mũi và cằm.
Nguyên nhân:
- Sự thay đổi nội tiết ở tuổi dậy thì, mãn kinh
- Da tăng tiết bã nhờn
- Vệ sinh da không đúng cách
Phân biệt các loại mụn viêm
Mụn bọc, mụn nhọt, mụn đinh râu, mụn nang là các loại mụn viêm, gây đau nhức, sưng đỏ, thường có mủ bên trong.
Mụn bọc
Mụn bọc là mụn chứa mủ màu trắng hoặc vàng và máu, gây viêm sưng, cứng và đau nhức. Mụn nằm ẩn sâu bên trong da, có thể gây ra cho vùng da nhiều biến chứng sau mụn, thường gặp nhất là sẹo lõm. Mụn là kết quả khi da bị viêm nhiễm, kết hợp với bã nhờn, bụi bẩn, tế bào chết và vi khuẩn khiến nang lông bị kích ứng.
Trong các loại mụn thì mụn bọc là tình trạng nặng của mụn trứng cá. Đây là loại mụn nặng nhất, phá hủy cấu trúc da nhiều nhất, thường gây đau nhức, khó chịu ở vị trí mà nó xuất hiện. Mụn bọc có thể tự hết nhưng sau khi lành lại chắc chắn sẽ để lại những vết sẹo mụn lớn.
Mụn bọc hình thành khi nang lông bị vỡ ở đáy, đẩy bề mặt da lên. Biểu hiện của mụn bọc là: Xuất hiện những nốt mụn nhỏ, lớn dần theo thời gian thành các nốt sưng viêm đỏ, cứng, to (kích thước trên 5mm) và gây đau nếu chạm tay vào, bên trong mụn có mủ và máu, thường không có nhân.
Mụn mủ
Mụn mủ là một loại mụn viêm khác và có nguy cơ để lại sẹo mụn khá cao. Mủ trong mụn là xác chết của vi khuẩn và các tế bào miễn dịch sau khi các tế bào miễn dịch của cơ thể tiêu diệt vi khuẩn.
Dấu hiệu nhận biết mụn mủ là: Nốt mụn màu vàng, có chứa mủ; viền mụn màu đỏ; gây đau nhẹ. Chúng giống như một nốt mụn có màu trắng với 1 vòng đỏ xung quanh, vết sưng chứa đầy mủ trắng hoặc vàng. Khi có mụn mủ, bạn không nên chọc thủng hoặc bóp vỡ nốt mụn vì có thể gây sẹo hoặc khiến tình trạng viêm trở nên nặng hơn, dễ để lại sẹo thâm.
Mụn viêm đỏ
Mụn viêm đỏ có nguồn gốc từ mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen. Chất bã nhờn tích tụ trong nang lông đã tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn Propionibacterium acnes (P.acnes) phát triển. Hệ thống miễn dịch nhận diện ra loại vi khuẩn này và huy động các tế bào bạch cầu, lympho T tới tiêu diệt vi khuẩn P.acnes, gây phản ứng viêm, hình thành mụn.
Mụn viêm đỏ có biểu hiện: Nốt mụn màu đỏ, kích thước đường kính dưới 5mm, gây cảm giác đau nhẹ. Mụn viêm đỏ có thể để lại sẹo mụn nên bạn cần lưu ý chăm sóc da cẩn thận.
Mụn nang
Khái niệm: Mụn nang hay còn gọi là mụn u nang, là một biến thể của mụn trứng cá. Mụn phát triển từ sâu bên trong da thành những nốt sưng đỏ như những khối u trên bề mặt da. Mụn chứa đầy dịch mủ, gây đau nhức, khó chịu.
Cách nhận biết: Bạn cần phân biệt các loại mụn với mụn nang qua những dấu hiệu sau:
- Kích thước mụn lớn, nổi cộm trên da như u
- Cảm giác đau nhức
- Mụn mọc riêng lẻ hoặc mọc thành từng cụm
- Mụn có mủ bên trong.
Vị trí thường xuất hiện: Mụn nang xuất hiện trên da mặt và một số vùng da khác trên cơ thể cổ, lưng, ngực.
Nguyên nhân:
- Mụn nang do bã nhờn, bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ gây viêm nang lông.
- Lạm dụng mỹ phẩm.
- Rối loạn hormone.
- Do di truyền.
- Căng thẳng, mệt mỏi thường xuyên.
- Người mắc bệnh nội tiết.
Cách phòng tránh và điều trị các loại mụn trên mặt
Sau khi tìm hiểu về các loại mụn trứng cá thường gặp thì ắt hẳn chúng ta cần biết về cách phòng ngừa mụn trứng cá. Dưới đây là một số cách phòng ngừa mụn trứng cá mà bạn có thể tham khảo như:
- Rửa mặt 2 lần/ngày: Hãy rửa mặt 2 lần/ngày, lưu ý nếu bạn thường xuyên trang điểm thì đừng nên bỏ qua bước tẩy trang và làm sạch da nhé.
- Tẩy tế bào chết: Sau một ngày dài, da bạn tiếp xúc nhiều với bụi bẩn cùng ánh nắng mặt trời vì vậy chúng thường trở nên khô và xỉn màu. Tẩy tế bào chết giúp làn da của bạn se khít lỗ chân lông, mang lại một làn da tươi mới.
- Thoa kem chống nắng hằng ngày: Chỉ số chống nắng (SPF) nên được điều chỉnh cao hơn bình thường trong những tháng hè nóng bức. Bởi các tia nắng có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho làn da, đặc biệt là những ngày bạn đang thực hiện tẩy tế bào chết trên da, việc sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da là điều cần thiết.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đối với quá trình chăm sóc da. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường ăn đồ ngọt sẽ bị mụn nhiều hơn. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế tiêu thụ đồ ngọt.
Trên đây là các thông tin phân biệt các loại mụn trứng cá thường gặp cũng như cách phòng ngừa mụn. Nguyên nhân chính dẫn đến xuất hiện các loại mụn trứng cá là tình trạng bít tắc lỗ chân lông kèm theo bụi bẩn và bã nhờn tích tụ lâu ngày. Vì vậy, việc làm sạch da hằng ngày là rất quan trọng để phòng tránh xuất hiện mụn trứng cá. Ngoài ra, bạn nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý để hạn chế tình trạng mụn trứng cá nhé.